[Tìm hiểu] Hẹp bao quy đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Hẹp bao quy đầu không còn là tình trạng hiếm gặp ở nam giới. Tình trạng này tuy không đau nhưng khiến việc vệ sinh “cậu nhỏ” khó khăn, gây bất tiện trong sinh hoạt tình dục, tăng nguy cơ mắc các bệnh nam khoa nguy hiểm, thậm chí ung thư dương vật. Vậy, nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trên, cách khắc phục thế nào, nam giới theo dõi bài viết bên dưới nhé!
Hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu thắt chặt, không thể kéo tuột xuống lộ đầu dương vật, gây tiểu khó, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cho nam giới.
Chứng hẹp bao quy đầu thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng nó ảnh hưởng tới sự phát triển của dương vật, dễ gây ra các bệnh lý viêm nhiễm, làm suy giảm sức khỏe. Cụ thể, tình trạng nghẹt da bao quy đầu có thể cản trở sự tuần hoàn máu đến đầu dương vật, khiến cho dương vật bị đau khi cương cứng. Điều này có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn như dương vật không thể cương lên, khiến khó hoặc không thể giao hơp.
Nguyên nhân hẹp bao quy đầu
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hẹp bao quy đầu ở nam giới. Cụ thể:
Nguyên nhân bẩm sinh: Khi mới sinh ra, một số trẻ nhỏ đã bị hẹp bao quy đầu hoặc dài bao quy đầu nhưng khi trưởng thành, tình trạng này sẽ biến mất. Thế nhưng ở nhiều trường hợp, nam giới trưởng thành vẫn bị hẹp bao quy đầu.
>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!
- Đầu bao quy đầu quá nhỏ nên quy đầu dương vật không thể chui qua được.
- Dây hãm quá ngắn khiến cho bao quy đầu không thể rút lại hoàn toàn (tình trạng này gọi là dây hãm breve).
>> Xem thêm: Những điều nam giới chưa biết về mụn thịt dương vật!
Nguyên nhân khách quan: Nam giới có thể bị hẹp bao quy đầu do tình trạng viêm nhiễm vùng kín kéo dài, dẫn tới hình thành các sẹo xơ. Khi đó, bao quy đầu sẽ bị hẹp hoặc bán hẹp.
Phân loại hẹp bao quy đầu
Có 3 dạng hẹp bao quy đầu, nam giới cần lưu ý:
- Hẹp bao quy đầu hoàn toàn: Là hiện tượng da quy đầu dương vật không kéo xuống được ngay cả khi cương cứng. Phần lớn các bé trai sinh ra đều bị hẹp, khi lớn lên quy đầu sẽ tự tuột ra. Trong trường hợp da quy đầu không tự tuột, nam giới nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và nếu cần thiết sẽ được cắt bao quy đầu.
- Hẹp bao quy đầu không hoàn toàn (bán hẹp): Bệnh nhân có thể lộn da bao quy đầu lên được nhưng có cảm giác co thắt khi cương cứng.
- Dính bao quy đầu: Thường gặp ở trẻ nhỏ (từ 1-13 tuổi) khi da quy đầu lộn lên không hoàn toàn. Trường hợp này chỉ cần nong bao quy đầu tại cơ sở y tế, không cần phải phẫu thuật cắt bao quy đầu. Tốt nhất, để phòng ngừa chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ, mỗi khi tắm cho con, bố mẹ nên lộn bao quy đầu để vệ sinh sạch sẽ.
Triệu chứng hẹp bao quy đầu
Nam giới có thể dễ dàng nhận biết hẹp bao quy đầu qua các dấu hiệu như: Đỏ, sưng, đau khi sờ vào hoặc:
- Phải dùng nhiều sức khi tiểu tiện.
- Nước tiểu thường khiến quy đầu dương vật căng phồng lên.
- Dòng nước tiểu yếu.
Điều trị hẹp bao quy đầu hiệu quả
Hẹp bao quy đầu không được điều trị kịp thời sẽ tích tụ chất bẩn trong nước tiểu, dịch nhầy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu, quan hệ tình dục khó khăn...
>> Xem thêm: [Tìm hiểu] Gắn bi dương vật: Phân loại, tác dụng và cách gắn hiệu quả cho nam giới
Giải pháp tốt cho điều trị hẹp bao quy đầu hiện nay rất đơn giản và hiệu quả:
- Đối với trẻ dưới 5 tuổi: Thường dùng thuốc bôi tại chỗ, có Corticosteroid với hàm lượng 0,1% Dexamethasone để bôi lên bao quy đầu 3 lần/ngày trong 6 tuần. Dưới tác dụng của thuốc, bao quy đầu sẽ giãn ra và tuột xuống được.
- Đối với trẻ trên 6 tuổi và người lớn: Bao quy đầu chưa tuột ra dù đã bôi thuốc mà không kết quả kèm theo mỗi lần đi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng như bong bóng hay thường bị viêm bao quy đầu, thì nên phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Ngày nay, nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc phẫu thuật bao quy đầu trở nên đơn giản hơn với nhiều ưu điểm như: không gây chảy máu, ít đau, chỉ cần gây tê tại chỗ, sau mổ không cần cắt chỉ, thời gian phẫu thuật khoảng 15-20 phút, không phải nhập viện. Sau mổ người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 30 phút là có thể ra về và tự chăm sóc hậu phẫu (thay băng, dùng thuốc tại nhà). Và vết thương thường lành sau khoảng 1 tuần.
>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!
Tuy nhiên, việc tiến hành cắt bao quy đầu nên được thực hiện tại những cơ sở y tế chuyên khoa với sự thực hiện của các bác sĩ có tay nghề cao cùng nhiều máy móc hiện đại hỗ trợ. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro, biến chứng xấu có thể gặp phải.
Phòng ngừa bệnh hẹp bao quy đầu hiệu quả
Tuy hẹp bao quy đầu là bệnh lý bẩm sinh nhưng nam giới vẫn có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả như duy trì lối sống lành mạnh, thể dục thể thao đúng cách, tránh chất kích thích, chăm sóc sức khỏe bản thân như:
- Chú ý vệ sinh: Thói quen vệ sinh của nam giới cũng là nguyên nhân thường thấy gây ra bệnh viêm bao quy đầu. Vì thế để phòng ngừa bệnh hẹp bao quy đầu, nam giới cần chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, nhất là cần nhanh chóng rửa sạch những chất bẩn ở bao quy đầu, không nên để lâu, tránh quan hệ tình dục không an toàn, mặc đồ lót không sạch sẽ, giữ cho cơ quan sinh dục khô thoáng...
- Điều trị kịp thời: Nếu nam giới đang bị hẹp bao quy đầu và dài bao quy đầu, tốt nhất nên tiến hành các biện pháp điều trị phù hợp, tránh hiện tượng bao quy đầu dị thường, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công dẫn tới viêm bao quy đầu.
- Tránh vi khuẩn truyền nhiễm: Vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín có thể lây truyền qua quan hệ tình dục. Vì thế, khi tiến hành điều trị, nam giới cần kiêng quan hệ và kết hợp điều trị song song để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
Trên đây là những kiến thức hữu ích về bệnh lý hẹp bao quy đầu. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này, nam giới sẽ sớm nhận biết tình trạng bệnh, có biện pháp xử lí, điều trị kịp thời, hiệu quả.
Các tìm kiếm liên quan đến hẹp bao quy đầu
hẹp bao quy đầu trẻ em
hẹp bao quy đầu ở người lớn
cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ
cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em
hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em
hẹp bao quy đầu bệnh lý
hẹp bao quy đầu bệnh học