Tìm hiểu viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh
Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý hiếm gặp ở nam và nữ, chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Vậy, viêm đường tiết niệu uống thuốc gì hiệu quả? Cùng nghe bác sĩ Trương Phú Hải- Nguyên phó giám đốc bệnh viện Đa Khoa Hà Nội giải đáp vấn đề này nhé!
Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?
Trước khi tìm hiểu viêm đường tiết niệu uống thuốc gì, người bệnh nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng như dấu hiệu, biến chứng của nó:
Nguyên nhân chủ yếu (chiếm 75 - 90%) là do vi khuẩn Eschericiae coli (E coli) sống ở đường tiêu hóa, từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang, thận. Ngoài ra, các loại vi khuẩn khác như: Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Mycobacterium tuberculosis…, nấm Candida albicans
![](https://cdn.prod.website-files.com/5d550920f55383b146d88a22/5d8db3bc1c787a6d9c170391_viem-duong-tiet-nieu-uong-thuoc-gi.png)
Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như:
- Giới tính: phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn nam giới nên thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Tuổi tác: người cao tuổi (> 65 tuổi) thường có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu
- Hoạt động tình dục: hoạt động tình dục nhiều, đặc biệt là khi có bạn tình mới, sẽ góp phần đưa vi khuẩn xâm nhập niệu đạo gây viêm đường tiết niệu.
- Bệnh lý: một số bệnh lý như đái tháo đường, phì đại tiền liệt tuyến, sỏi thận tiểu không tự chủ…
- Người bệnh bị bí tiểu phải dùng ống thông tiểu, người đang sử dụng chất diệt tinh trùng để tránh thai, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay mãn kinh...
>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!
Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu:
Bệnh nhân viêm đường tiết niệu có những dấu hiệu sau:
- Đi tiểu buốt, nóng rát.
- Đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần.
- Đau ở vùng bụng dưới.
- Sốt.
- Nước tiểu đục, có mùi hôi và đôi khi có máu…
Biến chứng bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Hẹp niệu đạo, bể thận, nhiễm trùng máu…
Đối với trường hợp viêm đường tiết niệu nhẹ
Với những người bị viêm đường tiết niệu nhẹ thì nên sử dụng các loại thuốc:
- Doxycycline (Monodox, Vibramycin): Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Trimethoprim / sulfamethoxazole: Sự kết hợp của hai loại kháng sinh có tác dụng hiệp đồng, giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn.
- Ciprofloxacin, Fosfomycin – kháng sinh dẫn xuất từ axit fosfonic có phổ kháng khuẩn rộng.
- Nitrofurantoin (Macrodantin, Macrobid) là dẫn chất nitrofuran có tác dụng kháng khuẩn đường tiết niệu.
Ngoài ra còn các nhóm kháng sinh như:
![](https://cdn.prod.website-files.com/5d550920f55383b146d88a22/5d8db4660285ca61d062f99f_thuoc-%20Levofloxacin.jpg)
- Nhóm thuốc beta-lactamin: Amoxicillin kết hợp với axít clavulanic, ceftriaxone…
- Nhóm thuốc quinolone: Levofloxacin, ciprofloxacin…
- Nhóm thuốc macrolid: Clarithromycin, azithromycin…
- Nhóm thuốc cyclin: Doxycyclin…
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo hiện nay nhiều loại thuốc kháng sinh đã bị đề kháng. Để xác định loại thuốc kháng sinh không bị đề kháng, có độ nhạy cảm cao nhất với các vi khuẩn gây ra viêm đường tiết niệu, nên tiến hành làm kháng sinh đồ.
Một số người bệnh có tiến triển tích cực sau vài ngày sử dụng kháng sinh, tuy nhiên một vài trường hợp cần phải sử dụng dài ngày hơn.
Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh từ 1-3 ngày nếu người bệnh không có biến chứng. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh và tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc trong bao lâu.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau gây tê bàng quang và niệu đạo để giảm bớt đau rát khi đi tiểu. Tuy nhiên ngay sau khi người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh tình trạng này sẽ giảm dần. Một tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau đường tiết niệu là nước tiểu bị đổi màu – cam hoặc đỏ.
Cũng giống như các trường hợp viêm đường tiết niệu, khi bị nhiễm trùng đường tiểu ngoài việc sử dụng kháng sinh. Để giảm triệu chứng đau, sốt ở người nhiễm trùng đường tiểu, các bác sĩ thường chỉ định dùng thêm thuốc hạ sốt (paracetamol, aspirin) và các thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofene, diclophenac…). Như vậy, câu hỏi nhiễm trùng đường tiểu uống thuốc gì sẽ không còn khiến bạn hoang mang, lo lắng.
Việc sử dụng các thuốc trên (đặc biệt là với các thuốc kháng sinh), người bệnh cần tuân theo đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc, tránh tự ý ngừng thuốc. Vì sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm và nguy cơ đề kháng kháng sinh.
Đối với trường hợp viêm đường tiết niệu nặng
Để điều trị khỏi bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị viêm đường tiết niệu an toàn hiệu quả [Không phải ai cũng biết]
Đối với trường hợp viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên
Trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân:
- Nếu phụ nữ mãn kinh thì sử dụng liệu pháp hormone
- Sử dụng kháng sinh liều thấp, ban đầu trong 6 tháng hoặc lâu hơn.
- Sử dụng kháng sinh sau khi quan hệ tình dục nếu viêm đường tiết niệu có liên quan đến quan hệ tình dục
>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!
Cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả
Viêm đường tiết niệu là bệnh dễ tái phát. Vì vậy, ngoài việc tìm hiểu viêm đường tiết niệu uống thuốc gì, để phòng ngừa bệnh cũng như giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
![](https://cdn.prod.website-files.com/5d550920f55383b146d88a22/5d5683a0e8a6bda1acad53e8_uong-nhieu-nuoc.jpg)
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ để loại bỏ bớt các vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể.
- Nên uống nước và đi tiểu để giảm vi trùng xâm nhập vào bọng đái và ống dắt tiểu sau khi giao hợp.
- Phải luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, trong những ngày có kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên.
- Sau khi giao hợp, nên tập thói quen đi tiểu để đẩy vi khuẩn ra ngoài.
- Nên uống ít nhất 1,5 đến khoảng 2 lít nước mỗi ngày để có thể là nước lọc, bông mã đề, nước râu ngô,… để giúp làm loãng nước tiểu và góp phần loại bỏ vi khuẩn. Phòng tránh viêm đường tiết niệu bằng biện pháp này khá hữu hiệu
- Không nên nhịn tiểu vì sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang.
- Không nên sử dụng các sản phẩm thụt rửa có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn.
- Hạn chế mặc quần áo, đồ lót quá chật gây bít tắc mồ hôi, tốt nhất nên dùng chất liệu vải tự nhiên thay cho sợi tổng hợp.
- Tập thói quen lau giấy vệ sinh từ trước ra sau.
- Tăng cường vitamin C để ngăn ngừa viêm bàng quang. Vitamin C sẽ làm tăng mức độ axít trong nước tiểu, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu.
- Tránh dùng nhiều các thức uống kích thích như: bia, rượu, cà phê...
- Nên uống một số loại nước ép trái cây kích thích lợi tiểu trong trường hợp ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra.
Trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề viêm đường tiết niệu uống thuốc gì. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này, người bệnh sẽ bớt lo lắng, an tâm chữa bệnh bằng cách sử dụng thuốc đúng cách, đúng quy định theo chỉ định của bác sĩ!
Các tìm kiếm liên quan đến viêm đường tiết niệu uống thuốc gì
viêm đường tiết niệu nên ăn gì
viêm đường tiết niệu nam
trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì
viêm đường tiết niệu là gì
chữa viêm đường tiết niệu đơn giản
thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh
viêm đường tiết niệu ở nam giới
cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà