Viêm tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả!

Viêm tinh hoàn là dấu hiệu đau một hoặc hai viên tinh hoàn do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Vậy, nguyên nhân gây viêm tinh hoàn là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh thế nào để hiệu quả? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mọi người hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Viêm tinh hoàn


Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn

Bệnh viêm tinh hoàn có thể do biến chứng của bệnh quai bị sau 4-6 ngày hoặc do các vi virus, vi khuẩn gây nên.Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng. 

Viêm tinh hoàn cũng có thể xảy ra cùng với nhiễm trùng đường tiết niệu và mào tinh hoàn.Ngoài ra, một nguyên nhân nữa có thể dẫn đến viêm tinh hoàn là nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục (STI) như bệnh lậu hay chlamydia.

>>Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân, tác hại bệnh tinh hoàn bị lệch [Có thể nam giới chưa biết]

Triệu chứng viêm tinh hoàn

Triệu chứng viêm tinh hoàn có một số dấu hiệu  sau: 

  • Biểu hiện tại tinh hoàn: Bìu sưng đau nhiều bên bị viêm, có thể tấy đỏ, cảm giác tức nặng, sờ vào tinh hoàn thấy cứng và cảm giác đau tăng, đau khi quan hệ tình dục, tràn dịch màng tinh hoàn mức độ nhẹ. Khi xuất tinh có thể có máu lẫn mủ cùng tinh dịch.
  • Biểu hiện tại cơ quan tiết niệu: Có thể có biểu hiện nhiễm trùng tiết niệu đi kèm như tiểu buốt, cảm giác đau mơ hồ vùng hạ vị.
  • Các biểu hiện toàn thân khác: Người bệnh có thể sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau khi đi tiểu, cảm giác nặng ở bên bị tác động, có lẫn máu trong tinh dịch, dìu đai khi chạm vào và đau khi quan hệ

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

>>Xem thêm: Bệnh viêm tinh hoàn nguyên nhân và cách chữa trị an toàn hiệu quả

Lưu ý: Các triệu chứng này có thế kéo dài thêm vài tuần sau khi khỏi bệnh 

Những ai dễ có nguy cơ mắc bệnh?

Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh viêm tinh hoàn. Nhưng thống kê cho thấy, phần đa nam giới trên 45 tuổi và những bệnh nhân bị quai bị dễ mắc phải căn bệnh này hơn. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh không khó. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi thấy biểu hiện đầu tiên của bệnh! 

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tinh hoàn bao gồm:

Quan hệ tình dục không lành mạnh


  • Không được tiêm chủng ngừa bệnh quai bị
  • Những nam giới có đời sống tình dục quá phóng túng, không có biện pháp bảo vệ phòng ngừa khi quan hệ 
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Có thực hiện phẫu thuật liên quan đến các bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu
  • Có bẩm sinh bất thường trong đường tiết niệu
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh.
  • Điều trị hiệu quả

>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.

Kỹ thuật chuẩn đoán và phương pháp điều trị viêm tinh hoàn

Để được chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ
  • Siêu âm tinh hoàn
  • Xét nghiệm để phát hiện chlamydia và bệnh lậu (xét nghiệm niệu đạo)
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Thử nước tiểu

Nếu có chất thải ra từ dương vật, bác sĩ có thể lấy mẫu thử và gửi đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Xét nghiệm này cũng có thể giúp tìm ra xem có bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không.

>> Xem thêm: Nam giới cần hiểu và nắm rõ tác hại của viêm tinh hoàn để điều trị bệnh hiệu quả!

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:

  • Nội khoa: Được chỉ định điều trị khi viêm tinh hoàn cấp tính mà không có xoắn tinh hoàn kèm theo.Tùy vào nguyên nhân gây viêm tinh hoàn mà các bác sỹ cho thuốc điều trị phù hợp. Nếu do nhiễm vi khuẩn, sẽ điều trị kháng sinh, chống viêm nhiễm nam khoa, giảm đau chống phù nề. Khi phân lập được vi khuẩn sẽ làm kháng sinh đồ và điều trị theo kháng sinh đồ. Còn do nhiễm virus, người bệnh sẽ được điều trị  bằng thuốc chống viêm, giảm đau, các thuốc ức chế phản ứng miễn dịch. Viêm do dị ứng sẽ sử dụng các thuốc chống dị ứng kèm theo.
  • Phẫu thuật: Được chỉ định khi viêm tinh hoàn đã có biến chứng áp xe tinh hoàn hoặc tràn dịch màng tinh hoàn số lượng nhiều, viêm tinh hoàn mạn tính có xơ hóa.

Ngoài ra, để hạn sự phát triển của viêm tinh hoàn, người bệnh nên:

Uống nhiều nước


  • Chườm túi đá lên bìu dái để làm dịu chỗ sưng và giảm đau
  • Mang khố đeo của vận động viên
  • Uống nhiều nước và dùng thuốc không kê toa để giảm đau. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội, bác sĩ có thể kê thuốc mạnh hơn
  • Gọi bác sĩ nếu bạn đau dữ dội, sốt cao hoặc khó tiểu
  • Dùng bao cao su để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Nói với bác sĩ nếu bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tiêm vắc xin hoặc cho con bạn tiêm vắc xin ngừa bệnh quai bị để ngăn ngừa viêm tinh hoàn do quai bị.

>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là những kiến thức bổ ích về bệnh viêm tinh hoàn. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, người bệnh khi thấy những dấu hiệu đầu tiên sẽ đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm!


Các tìm kiếm liên quan đến viêm tinh hoàn

viêm tinh hoàn phải

viêm tinh hoàn trái

chữa viêm tinh hoàn tại nhà

viêm tinh hoàn ở trẻ em

viêm tinh hoàn nên kiêng gì

viêm tinh hoàn mãn tính

viêm tinh hoàn là gì

phác đồ điều trị viêm tinh hoàn bộ y tế