Đi tiểu khó khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Đi tiểu khó khi mang thai khiến phụ nữ khó chịu, đau lưng, buồn nôn… , gián tiếp ảnh hưởng sức khỏe của bé. Vậy, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiện tượng này thế nào? Bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân dẫn đến đi tiểu khó khi mang thai

Đi tiểu khó khi mang thai là tình trạng xảy ra nhiều ở bà bầu, đặc biệt ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Đi kèm với hiện tượng này, mẹ bầu còn gặp phải nhiều tình trạng khác như: Cơ thể bứt rứt, khó chịu, ăn, ngủ không ngon….

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới mẹ bầu tiểu khó khi mang thai:

  • Thay đổi nội tiết làm ảnh hưởng đến chức năng bàng quang
  • Do thói quen nhịn tiểu quá lâu, nước tiểu tích tụ nhiều trong bàng quang và làm bàng quang chướng lên quá mức, dẫn tới mất khả năng co bóp và cảm nhận, gây ra tình trạng bí tiểu
  • Khi thai nhi lớn dần, bàng quang của người mẹ sẽ bị chèn ép. Điều này gây cản trở đường tiểu. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị bí tiểu.
  • Ngoài ra, tình trạng bí tiểu kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, ống dẫn tiểu, viêm bàng quang hoặc sỏi bàng quang.

>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!

Đi tiểu khó khi mang thai có biểu hiện gì?

Để nhận biết biểu hiện của tình trạng đi tiểu khó khi mang thai, các mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

Tiểu khó khi mang thai


  • Thói quen ăn uống thay đổi thất thường, ăn không ngon miệng
  • Cơ thể cảm thấy bứt rứt, khó chịu
  • Khi nằm cảm thấy khó thở, thường muốn ngồi dựa lưng vào tường hơn.
  • Đi tiểu khó khăn, buồn tiểu nhưng không đi tiểu được

Đi tiểu khó khi mang thai có tác hại gì?

Chứng đi tiểu khó khi mang thai khiến mẹ lo sợ, đau đớn do bí tiểu quá lâu. Bàng quang luôn căng cứng do nước tiểu không thải ra ngoài được. 

  • Giai đoạn cấp tính: mẹ bầu sẽ mắc tâm lý lo sợ khi đi tiểu. Vùng bụng dưới luôn trong tình trạng căng tức vì nước tiểu không được đào thải. Chính vì thế, mỗi lần đi tiểu mẹ bầu thường phải chịu cảm giác đau đớn.
  • Giai đoạn mạn tính: mẹ bầu sẽ cảm thấy ít đau hơn ở giai đoạn cấp tính nhưng tình trạng đau sẽ diễn ra thường xuyên. Có thể mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng tiểu són. 

Như vậy, có thể thấy việc bị bí tiểu khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Việc đau rát bàng quang, mệt mỏi vì chuyện đi tiểu sẽ khiến mẹ rơi vào tình trạng mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, tâm lý bị ảnh hưởng. Chính những yếu tố thể chất và tinh thần không tốt này sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi.

>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!

Đi tiểu khó khi mang thai- Mẹ bầu nhiễm trùng đường tiết niệu!

Thường thì mẹ bầu bị bí tiểu sẽ tự hết trong vài tuần. Thế nhưng, nhiều người lại không quan tâm đến cách trị chứng tiểu khó khi mang thai, khiến vi khuẩn E.Coli xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu nguy hiểm. 

Nước tiểu bị ứ đọng quá nhiều ở bào quàng mà không được đào thải ra ngoài có nguy cơ trào ngược lên niệu đạo. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn E. Coli phát triển và gây nhiễm trùng tiết niệu.

Ngoài việc đi tiểu khó, dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đã nhiễm khuẩn E.Coli là người mệt mỏi, sốt nhẹ; nước tiểu đục và có lẫn máu. Nếu vẫn chưa được điều trị kịp thời, biến chứng của nhiễm trùng tiết niệu sẽ gây viêm thận, bể thận, suy hô hấp… Các biến chứng này sẽ gây nguy hiểm trực tiếp đến thai nhi như: sảy thai, sinh non, chết lưu hoặc trẻ sinh ra suy dinh dưỡng.

Chính những nguy hiểm khôn lường như thế, mẹ bầu cần hết sức để ý đến tình trạng bí tiểu của mình. Nếu sau vài tuần nhưng tình trạng này không khỏi và đi kèm với các triệu chứng nóng sốt và nước tiểu có máu thì tốt nhất mẹ nên đi kiểm tra để chữa trị kịp thời.

>> Xem thêm: Giải đáp: Đi tiểu khó có nguy hiểm không

Cách khắc phục chứng đi tiểu khó khi mang thai

Tình trạng tiểu khó khi mang thai xuất phát từ việc xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, hợp lý. Vì vậy, khi mẹ bầu phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của chứng tiểu khó, hãy thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để khắc phục tình trạng này:

Tránh chất kích thích


  • Tránh dùng những chất kích thích như cà phê, trà, rượu, bia
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, mà nó còn hỗ trợ quá trình đi tiểu thuận lợi hơn (nhưng không nên uống nhiều vào buổi tối khiến giấc ngủ bị gián đoạn)
  • Vệ sinh vùng kín để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm
  • Tạo thói quen đi tiểu để hình thành phản xạ đi tiểu tự nhiên
  • Mẹ bầu có thể kết hợp với việc chườm ấm bụng dưới rốn và uống nhiều nước để giúp cải thiện tình trạng bí tiểu. Mẹ có thể dùng chai nước ấm lăn đều, tránh dùng nước quá nóng vì vùng da ở đây khá mỏng.
  • Phụ nữ mang thai luôn luôn giữ tinh thần thoải mái, ăn uống điều độ, không nên để quá no hoặc quá đói. Nên đi lại vận động nhẹ nhàng sẽ giúp giảm những khó chịu trong thai kỳ
  • Bỏ việc nhịn tiểu, tạo thói quen đi tiểu để hình thành lại phản xạ đi tiểu tự nhiên.
  • Nên tập thói quen đi tiểu vào những khung giờ nhất định để tạo phản xạ tự nhiên. Cách làm này tuy đơn giản nhưng lại khá hiệu quả trong việc giúp mẹ hạn chế chứng bí tiểu khi thai nhi lớn dần.

Nếu tiểu khó, tiểu có máu hoặc đã áp dụng các cách trên mà một thời gian sau vẫn không thấy chuyển biến thuyên giảm thì mẹ bầu cần nghĩ ngay đến nhiễm trùng đường tiết niệu và đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng lúc. Khi đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp mẹ phục hồi khả năng co bóp bàng quang, giúp việc đi tiểu dễ dàng hơn.

Bài thuốc trị chứng đi tiểu khó khi mang thai hữu ích

Để điều trị chứng đi tiểu khó khi mang thai nhanh và hiệu quả nhất, ngoài có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, mẹ bầu nên kết hợp sử dụng các bài thuốc đông y.

Cách sử dụng thuốc Đông y sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể. Về căn bản, người ta chia chứng bí tiểu khi mang thai thành 2 loại: chứng hư và chứng thực. Mỗi loại sẽ có các bài thuốc khác nhau.

1. Chứng thực gồm 2 thể: khí trệ và thấp trệ

  • Thể khí trệ: bí tiểu gây ra bởi nhịn tiểu lâu hoặc ăn quá no. Biểu hiện là bụng dưới của bà bầu bị căng trướng và cảm thấy bứt rứt trong người. Trị chứng này người ta dùng bài thuốc điều kinh với thành phần gồm: trần bì, phục linh, bán hạ, cát cánh, đại phúc bì, tô ngạnh, chỉ xác, bạch truật g, chi tử và cam thảo.
  • Thể thấp trệ: bí tiểu gây ra do chế độ ăn nhiều đồ béo ngọt hoặc tâm trạng nhiều buồn phiền. Bà bầu bị tình trạng này ngoài việc bí tiểu còn bị tiểu són, đau bụng, đứng ngồi không yên. Để trị chứng này, người ta dùng thuốc thanh nhiệt với thành phần gồm: Hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm và hoạt thạch.

>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!

2. Chứng hư chia thành 2 thể: thận hư và khí hư

  • Thể thận hư: ngoài việc bí tiểu, bà bầu sẽ thấy bụng trướng, căng đau và không nằm được. Để điều trị, người ta dùng bài thuốc ôn thận và thông thủy với thành phần gồm: phục linh, đan bì, sinh địa, hoài sơn, sơn thù, trạch tả, đan bì, quế chi và phụ tử.
  • Thể khí hư: mẹ bầu bị tình trạng này chủ yếu do thể trạng yếu ớt. Thai khi lớn dần không được nâng lên mà bị kéo xuống dưới, chèn ép bàng quang và gây bí tiểu. Đi kèm với đó, bà bầu sẽ thường xuyên thấy hồi hộp và mệt mỏi. Chữa chứng này, người ta dùng thuốc bổ khí, thăng đề với thành phần gồm: Đương quy, bạch thược, nhân sâm, bạch truật, trần bì, thăng ma, thục địa và xuyên khung.

>> Xem thêm: Tìm hiểu khó tiểu nên ăn gì? [Các món ăn bổ mát, thông tiểu, người bệnh nên tham khảo]

Trên đây là những thông tin hữu ích về chứng đi tiểu khó khi mang thai. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này, mẹ bầu sẽ vượt qua được sự khó chịu của chứng bí tiểu thai kì, chủ động thăm khám, chữa trị sớm khi thấy những dấu hiệu đầu tiên, tránh ảnh hưởng sức khỏe, gây hại cho thai nhi!