[Tổng quan] Viêm đường tiết niệu nam: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh hiệu quả

Thực tế cho thấy, viêm đường tiết niệu nam là hiện tượng phổ biến. Bệnh này gây ra tình trạng ngứa rát, bất tiện, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, viêm đường tiết niệu ở nam giới là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh? Cách điều trị ra sao? Bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé! 

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu nam

Có nhiều nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

Vi khuẩn E. Coli gây viêm đường tiết niệu ở nam giới


  • Do vi khuẩn E. Coli: Đây là loại vi khuẩn điển hình trong đường ruột, là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu ở nam giới.
  • Các loại vi khuẩn như: Klebsiella species, Proteus, nấm, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,… cũng gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam giới
  • Niệu đạo hẹp, không bình thường gây khó khăn cho việc thoát nước tiểu ra ngoài.
  • Nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới do các bệnh lây qua đường tình dục khi quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ với người mắc các bệnh lây nhiễm như: lậu, giang mai…
  • Do phì đại tuyến tiền liệt.
  • Dương vật gặp chấn thương do tình dục mạnh, hoặc thủ dâm, quần áo thô ráp, vệ sinh không sạch sẽ cũng có thể gây nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới còn do viêm nhiễm từ các bộ phận khác như bao quy đầu, tuyến tiền liệt,… đến đường tiết niệu.
  • Ngoài ra, những người bị sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu hay mắc bệnh tiểu đường,… cũng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam.

Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu nam giới

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng đầy đủ và rõ rệt. Tuy nhiên, nam giới có thể phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh qua một vài chú ý sau:

  • Thay đổi thói quen đi tiểu đột ngột

 Dấu hiệu bị bệnh ở nam giới dễ nhận biết nhất là luôn có cảm giác muốn đi tiểu, nhưng mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu rất ít. Có dấu hiệu tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau,  tiểu ra máu, nước tiểu đục và có mùi hôi, giữa những lần đi tiểu thường có cảm giác như bị kim châm.

Nam giới khi mắc bệnh cứ khoảng 15 phút sẽ đi tiểu một lần hoặc đi tiểu trên 20 lần/ ngày, luôn cảm thấy mắc tiểu và đi tiểu nhiều lần 

  • Luôn có cảm giác đau rát

Khi nam giới bị viêm đường tiết niệu sẽ luôn có cảm giác đau rát ở vùng hố chậu, bìu, đùi, tầng sinh môn. Thậm chí trước và sau khi xuất tinh, một số nam giới xuất hiện cảm giác đau rát vì vậy mà họ ngại “yêu” hơn.

>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!

  • Niệu đạo ngứa ngáy

Dấu hiệu nhận biết bệnh ở nam giới chuyển sang giai đoạn nặng và bắt đầu có những biến chứng khi các bạn cảm thấy ngứa ngáy ở phần niệu đạo. Bộ phận sinh dục cũng sẽ nhanh chóng có triệu chứng ngứa ngáy khi nam giới bị bệnh ở giai đoạn này.

  • Vùng niệu đạo sưng đỏ

Dương vật của nam giới sẽ thường xuyên bị sưng, tấy đỏ nhất là miệng sáo khi vi khuẩn gây hại bắt đầu kích ứng đường tiết niệu của nam giới. Triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu ở nam giới này sẽ khiến lỗ niệu đạo sẽ hẹp dần, gây cản trở quá trình tiểu tiện, mỗi lần đi tiểu người bệnh thường cảm thấy đau rát.

  • Miệng sáo chảy dịch mủ

Dấu hiệu bệnh không thể tránh khỏi khi nam giới mắc bệnh đó là tình trạng chảy dịch nhày, chảy mủ vàng hoặc hơi xanh ở miệng sáo. Đặc biệt vào sáng sớm khi các bạn nam vừa ngủ dậy, chất nhầy hoặc dịch mủ chảy ra nhiều hơn. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng chảy máu cùng dịch mủ.

Dương vật chảy mủ


  • Có triệu chứng sốt, nôn mửa

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới thường cảm thấy chính là cảm giác mệt mỏi kèm nôn mửa và sốt cao khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

  • Ngoài ra, nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam giới còn có một số triệu chứng đặc biệt khác, tùy theo bộ phận nào của đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
  • Nếu là viêm bể thận cấp tính: Bệnh nhân hay bị đau vùng hông, lưng hoặc đau mạng sườn, có thể sốt cao, kèm theo tình trạng run, cảm thấy buồn nôn và nôn.
  • Nếu là viêm bàng quang: Người bệnh sẽ có cảm giác tức nặng ở vùng bụng dưới, có thể cảm thấy bị đau tức, khó chịu vùng hạ vị. Khi đi tiểu, cảm thấy buốt, rát và có mùi hôi.
  • Nếu là viêm niệu đạo: Nam giới có thể nhận thấy dương vật chảy ra dịch mủ, đông thời có cảm giác bỏng rát mỗi khi đi tiểu.

Viêm đường tiết niệu nam có ảnh hưởng gì?

 Nam giới bị viêm đường tiết niệu không những ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Bệnh viêm đường tiết niệu, nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến viêm ngược dòng lên niệu quản và đài  ở nam giới.
  • Gây viêm ống dẫn tinh, túi tinh, tinh hoàn...bể thận ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các quý ông.
  • Làm giảm chất lượng tình dục: Nam giới bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu luôn trong trạng thái ngại, e dè, mất tự tin. Khi quan hệ tình dục với bạn tình, quý ông sẽ cảm thấy đau, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sinh hoạt tình dục.
  • Nhiễm trùng đường tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như sùi mào gà, lậu...

Viêm đường tiết niệu ở nam giới có dẫn đến vô sinh không?

Viêm đường tiết niệu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng thận, giảm chất lượng tinh trùng, gây yếu sinh lý nam, tăng nguy cơ vô sinh cho nam giới. 

Điều trị viêm đường tiết niệu nam hiệu quả 

Diệt vi khuẩn gây bệnh là cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu nam hiệu quả nhất. Thông thường, triệu chứng bệnh sẽ biến mất sau vài ngày điều trị, một số ít phải dùng kháng sinh hoặc thuốc đông y trong thời gian dài. 

>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!

Thuốc kháng sinh điều trị

Kháng sinh diệt vi khuẩn là thuốc chữa viêm tiết niệu ở nam giới được sử dụng phổ biến. Trong kháng sinh có các chất giúp diệt khuẩn, giảm sưng, viêm và giảm đau hiệu quả, đồng thời giúp những vị trí bị tổn thương do vi khuẩn gây ra mau chóng phục hồi.

Thuốc trimethoprim


Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh chữa viêm tiết niệu như: kháng sinh trimethoprim, kháng sinh Fosfomycin, kháng sinh Nitrofurantoin. Nhóm thuốc beta-lactamin …, nhóm thuốc kháng sinh quinolone: Levofloxacin, ciprofloxacin…

>> Xem thêm: Tìm hiểu viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh

Tuy nhiên, khi chưa có xét nghiệm nước tiểu, tốt nhất người bệnh không nên sử dụng kháng sinh bừa bãi. Bởi rất dễ gây tác dụng phụ, khi dùng thuốc kháng sinh một thời gian rồi bỏ giữa chừng hoặc tự tăng giảm liều lượng sử dụng, không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại kháng sinh liều cao sẽ gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh.

Lưu ý, đối với trường hợp bệnh do thấp nhiệt thì không nên điều trị bằng kháng sinh vì bản thân người bệnh không bị nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Thuốc nam điều trị 

  • Bài thuốc 1:

Nguyên liệu: Râu ngô, râu mèo, rễ cỏ tranh, quả dành dành

Cách thực hiện: Lấy mỗi loại nguyên liệu một nắm cùng 3 – 5 quả dành dành sau đó sắc lấy nước uống trong 3 -5 ngày

  • Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: Búp măng tre 5 – 7 búp, cam thảo đất, lá mã đề, rễ cỏ tranh, râu ngô

Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, mỗi nguyên liệu lấy một nắm sắc lấy nước uống trong ngày, uống 5-7 ngày

  • Bài thuốc 3:

Nguyên liệu: Nước dừa non 1 – 2 quả, lá nhọ nồi một nắm to

Cách thực hiện: Lá nhọ nồi rửa sạch sau đó giã nát lọc lấy dịch hòa chung với nước dừa non chia uống 2 – 3 lần/ngày

>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!

  • Bài thuốc 4:

Nguyên liệu: Lá sen bánh tẻ tươi 1 – 2 lá, rau húng chó (rau ngổ), mỗi thứ 30 – 50g, rau dừa nước tươi

Cách thực hiện: Cho những nguyên liệu trên vào giã nát, sau đó lọc bỏ bã rồi uống trực tiếp. Hoặc đem tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống.

  • Bài thuốc 5:

Nguyên liệu: Rau má ta, rau mã đề, mía

Cách thực hiện: Mỗi nguyên liệu lấy một nắm, mía một khúc. Tất cả đem ép lấy nước uống trong ngày, uống liên tục 5 – 7 ngày.

Đối với viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, thời gian điều trị thường phải kéo dài hơn hoặc phối hợp điều trị bổ sung nhiều đợt kháng sinh ngắn ngay cả khi đã hết triệu chứng. Trường hợp nam giới bị nhiễm trùng đường tiểu mà liên quan đến quan hệ tình dục, có thể thực hiện điều trị dự phòng bằng một liều kháng sinh sau mỗi lần sinh hoạt với bạn tình.

Còn trong trường hợp bị bệnh trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện điều trị và sử dụng thuốc kháng sinh truyền qua đường tĩnh mạch. Nếu nam giới bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu mạn tính, cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thận để được theo dõi, chẩn đoán chính xác và chữa trị phù hợp đối với các bất thường của đường tiết niệu. Ngoài ra, bệnh nhân cần thực hiện chương trình điều trị và kiểm soát các biến chứng lâu dài có thể xảy ra, như suy thận.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị viêm đường tiết niệu an toàn hiệu quả [Không phải ai cũng biết]

Cách phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu nam hiệu quả

Dưới đây là một số biện pháp giúp nam giới phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu đơn giản:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ


  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ, quan hệ sử dụng các biện pháp an toàn để tránh lây lan các bệnh về đường tình dục. Nên sống chung thủy một vợ một chồng.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để loại thải các vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
  • Không nên nhịn tiểu vì nhịn tiểu làm nước tiểu bị ứ đọng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Không sử dụng các loại đồ lót quá chật, không thoát mồ hôi và các dụng cụ thụt rửa.
  • Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sử dụng vitamin C để ngăn ngừa viêm bàng quang và hạn chế được vi khuẩn phát triển ở trong nước tiểu.

Viêm đường tiết niệu nam xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, khi phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, nam giới nên nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, điều trị để có kết quả tốt nhất.