[Tìm hiểu] Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nguy hiểm ở nam và nữ, không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tâm sinh lý, sức khỏe, gây vô sinh- hiếm muộn. Vậy, bệnh viện đường tiết niệu là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Cách điều trị thế nào? Bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Tìm hiểu bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn E.coli gây ra tại hệ tiết niệu. Do cấu tạo đường tiết niệu ngắn, thẳng hơn niệu đạo nam giới nên ta thường thấy nữ giới bị bệnh viêm niệu đạo nhiều hơn. Thống kê cho thấy: Có khoảng 20-40% nữ giới từng bị viêm đường tiết niệu.

Bệnh viêm đường tiết niệu


Hệ tiết niệu ở người bao gồm các cơ quan: Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt. Do đó, bệnh viêm đường tiết niệu được chia làm 2 nhóm chính: 

  • Viêm đường tiết niệu cao: là tình trạng viêm nhiễm tại thận và niệu quản. 
  • Viêm đường tiết niệu thấp: là những viêm nhiễm ở bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt. 
  • Tỷ lệ những người mắc bệnh viêm đường tiết niệu ngày càng gia tăng và phổ biến ở mọi đối tượng, từ già đến trẻ, nam nữ. Nhiều người mắc bệnh tiết niệu thường chủ quan khiến bệnh chuyển nặng, gặp khó khăn khi chữa trị. Bệnh nếu không được thăm khám, chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng thận, suy thận mãn tính, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản. 

>> Xem thêm: [Tổng quan] Viêm đường tiết niệu nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả!

Viêm đường tiết niệu do đâu?

Bệnh được hình thành do một số nguyên nhân như:

Nhiễm khuẩn:

  • Theo nghiên cứu, có đến 90% trường hợp gây bệnh viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn E.Coli – một loại vi khuẩn điển hình trong đường ruột gây nên. Loại vi khuẩn này đi từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, gây viêm niệu đạo, bàng quang rồi xâm nhập và lây lan sang các khu vực lân cận.
  • Ngoài khuẩn E. Coli còn có thể do tạp khuẩn, vi khuẩn ký sinh trong đường ruột, ruột già như: Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu,...
  • Nước tiểu chính là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt đến một số lượng nào đó thì sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

Quan hệ tình dục:

  • Việc quan hệ tình dục với người bị viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân chính gây lên bệnh lý này. Vì do sự cọ sát khi giao hợp, vi khuẩn bị đẩy lên bàng quang dễ hơn vì lỗ tiểu nằm rất gần cửa âm đạo. Đôi khi dương vật là nguồn mang vi khuẩn đến nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Vì vậy để phòng tránh bệnh viêm niệu đạo cũng như các bệnh viêm nhiễm khác, bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ.

>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!

Một số nguyên nhân khác:

  • Thường xuyên nhịn đi tiểu: Đây là một trong những nguyên nhân hình thành nên bệnh viêm đường tiết niệu. Nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu ngưng đọng tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. 
  • Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Đây cũng là một nguyên nhân chính gây lên bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ. Lúc đi đại tiện hoặc tiểu tiện, chị em thường có thói quen lau chùi từ sau ra trước, thói quen này sẽ làm cho vi khuẩn từ hậu môn đi vào niệu đạo dễ dàng hơn, chính vì vậy tỉ lệ mắc bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ cao hơn ở nam giới.
  • Không vệ sinh sạch sẽ trong thời kì kinh nguyệt: Trong thời gian có kinh nguyệt, nếu không vệ sinh sạch sẽ và thay bằng thường xuyên cũng sẽ làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, trong và sau quá trình sinh nở, cấu trúc xương chậu thay đổi nếu không chú ý vệ sinh niệu đạo cẩn thận thì nữ giới cũng rất dễ bị nhiễm trùng đường tiểu.
  • Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh: Phụ nữ bị mãn kinh có tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao do suy giảm nội tiết tố nữ, độ pH thay đổi; lớp niêm mạc âm đạo, niệu đạo và đáy bàng quang mỏng nên dễ mắc bệnh. 

Ngoài ra, viêm đường tiết niệu cũng do một số yếu tố như: mắc bệnh đái tháo đường, sỏi thận, suy giảm hệ miễn dịch, người bị sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu…

Dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu

Có nhiều cách để nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu ở nam và nữ, dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản:

Dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới

Tiểu ra máu


  • Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới, không phải ai cũng biểu hiện những triệu chứng lâm sàng một cách đầy đủ và rõ rệt. Tuy nhiên, hầu hết nam giới khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu sẽ có những triệu chứng như sau:
  • Luôn cảm thấy mắc tiểu và đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục và có mùi hôi.
  • Tiểu rắt: Thông thường nam giới đi tiểu tiện 6-7 lần trong ngày và thường đi tiểu vào ban đêm. Nhưng khi có hiện tượng tiểu rắt, nam giới có thể đi tiểu lên tới 10-20 lần/ngày.
  • Tiểu buốt: cảm giác đau đớn, rát, buốt, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Tiểu ra máu: Nước tiểu có lẫn màu đỏ của máu, đặc biệt là khi đi tiểu gần hết hoặc trong toàn bộ lượng nước tiểu ra (đái máu cuối bãi hoặc toàn bãi)

>> Xem thêm: [Tổng quan] Viêm đường tiết niệu nam: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh hiệu quả 

Ngoài ra, nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam giới còn có một số triệu chứng đặc biệt khác như: đau vùng hông, đau lưng, sốt cao, buồn nôn, khó chịu vùng hạ vị, thấy đau dương vật, đồng thời có cảm giác bỏng rát mỗi khi đi tiểu.

Dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Với các trường hợp nữ giới bị nhiễm khuẩn tiết niệu thường có những triệu chứng và biểu hiện như:

  • Trực tràng có cảm giác khó chịu.
  • Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, nhưng mỗi lần đi tiểu thường tiểu rất ít. 
  • Khi đi tiểu tiện có cảm giác đau buốt, nóng rát. Có khi tiểu buốt, tiểu rắt hoặc tiểu ra máu, ra mủ: Vi khuẩn tấn công gây viêm, nhiễm trùng đường tiểu, khi bị viêm loét nặng chúng có thể xuất hiện thành các mô viêm gây sưng tấy, hóa mủ khi đi tiểu.
  • Thường xuyên đau lưng, đau sườn và bụng khó chịu, trong người luôn có cảm giác nôn nao, thi thoảng có biểu hiện sốt.

Điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

Để có cách điều trị viêm đường tiết niệu an toàn, hiệu quả, khi phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng đông y

Trong đông y, Kim Ngân Hoa và Kim Tiền Thảo là hai loại thảo dược được sử dụng kết hợp để điều trị viêm đường tiết niệu an toàn và cho hiệu quả cao. Theo đó, Kim Ngân Hoa được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn cực mạnh, đặc biệt là vi khuẩn E.Coli. Bên cạnh đó Kim Tiền Thảo có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, từ đó giúp đào thải vi khuẩn, chất độc đã chết và vi khuẩn bám trên bề mặt đường tiết niệu ra ngoài. Vì vậy, người bệnh nên uống thật nhiều nước kết hợp với hai dược liệu trên sẽ giúp đi tiểu nhiều, đào thải vi khuẩn, mảng viêm ở bàng quang một cách an toàn và hiệu quả. Với phương pháp điều trị này, đối với những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong) cũng cho hiệu quả cao.

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu chủ yếu là thuốc kháng sinh có thành phần giúp tiêu diệt vi khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm và đẩy nhanh quá trình hồi phục ở những vị trí tổn thương do vi khuẩn gây ra. Kèm theo đó là giữ gìn vệ sinh đúng cách nếu không bệnh sẽ nặng hơn, tái phát sẽ rất khó chữa. 

Thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu


Một điều cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh đó là phải đúng và đủ liều, đồng thời cần điều trị theo phác đồ để tránh tình trạng vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết, sẽ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt vi khuẩn có thể kháng thuốc sẽ rất khó điều trị sau này. Khi đó sử dụng các loại kháng sinh liều cao hơn sẽ làm cho người cảm thấy mệt mỏi. Bệnh nhân cần chú ý sử dụng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tự ý sử dụng thuốc hoặc sử dụng sai cách sẽ khiến bệnh tái phát và gây khó khăn khi chữa.

Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như cách phòng tránh hữu hiệu nhất, người bệnh nên chú ý một số vấn đề liên quan tới chế độ ăn uống, sinh hoạt sau: 

  • Quan hệ tình dục an toàn, nên quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng. 
  • Giữ gìn bộ phận sinh dục hàng ngày sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Nên lau hậu môn từ trước ra sau để tránh vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn lên lỗ niệu đạo gây bệnh.
  • Trong kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh đúng cách 4 tiếng/ lần đối với nữ giới. 
  • Tránh mặc quần áo, đồ lót quá bó sát, quá chật, gây bí bách.
  • Không nên nhịn tiểu. Việc nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Nhịn tiểu còn khiến trương cơ, co thắt bàng quang. 
  • Uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để thải chất độc theo đường nước tiểu ra ngoài. 
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu như trái cây tươi, nước ép cam, việt quất, nho tươi…
  • Khi nghi ngờ dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh nhân nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu phù hợp. Bệnh viêm đường tiết niệu cần phải chữa trị càng sớm càng tốt, bởi để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Trên đây là những kiến thức hữu ích về bệnh viêm đường tiết niệu. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, người bệnh sẽ sớm nhận ra bệnh qua những dấu hiệu đầu tiên. Từ đó có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này.


Các tìm kiếm liên quan đến viêm đường tiết niệu

viêm đường tiết niệu nam

viêm đường tiết niệu là gì

hình ảnh viêm đường tiết niệu

cách điều trị viêm đường tiết niệu

viêm đường tiết niệu nên ăn gì

chữa viêm đường tiết niệu đơn giản

cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà

viêm đường tiết niệu ở trẻ em