[Tổng quan] Viêm đường tiết niệu nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả!

Viêm đường tiết niệu nữ là căn bệnh nguy hiểm, do vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm. Bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Để có cái nhìn tổng quan về bệnh, bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới nhé! 

Viêm đường tiết niệu nữ là gì?

Viêm đường tiết niệu nữ là viêm nhiễm xảy ra do vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào bàng quang, thận.. sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm nước tiểu, ảnh hưởng hệ tiết niệu, gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. 

Viêm đường tiết niệu nữ


Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Có nhiều nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới, dưới đây là 3 nguyên nhân cơ bản, chị em nên tham khảo!

Do vi khuẩn E.Coli

Vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập để gây bệnh do cấu tạo đường niệu của phụ nữ ngắn và thẳng, gần kề hậu môn. Đây là loại vi khuẩn có hại dễ gây viêm khi sống trong đường niệu thường trú trong đường ruột. Vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân chính gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới.

Nhiều người cho rằng nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ khác viêm đường tiết niệu nữ. Nhưng thực chất, vấn đề viêm nhiễm đều có thể xảy ra ở niệu đạo, bàng quang, thận… là những cơ quan thuộc đường tiết niệu. Đồng thời nguyên nhân gây nhiễm trường đường tiểu ở phụ nữ cũng do vi khuẩn E.Coli gây ra-  đây là loại vi khuẩn có khả năng thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu. 

>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!

Do thói quen nhịn tiểu, uống ít nước

Nữ giới dễ mắc bệnh do thói quen nhịn tiểu và uống ít nước. Vì khi nhịn tiểu sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển.

Do vệ sinh cá nhân không đúng cách

Vệ sinh cá nhân không đúng cách chính là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tiệu niệu ở phụ nữ. Khi đi đại tiện, do thuận tay nên các chị em thường lau chùi từ sau ra trước. Thói quen này khiến vi khuẩn từ hậu môn đưa vào đường niệu dễ dàng hơn, vì vậy mà nguy cơ mắc bệnh ở nữ cao hơn.

Ngoài ra, thói quen thụt rửa mạnh khiến đường niệu dễ bị trầy xước, tổn thường, tạo điều kiện để vi khuẩn E.Coli xâm nhập.

Trong thời gian có kinh nguyệt, nhiều chị em phụ nữ không vệ sinh sạch sẽ, không thay băng vệ sinh thường xuyên khiến cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh nở, cấu trúc xương chậu thay đổi nếu không chú ý vệ sinh niệu đạo cẩn thận thì nữ giới cũng rất dễ bị nhiễm trùng đường tiểu.

Ngoài ra, nữ giới mắc viêm đường tiết niệu là do:

Trước và sau khi quan hệ vợ chồng nếu nữ giới không vệ sinh đúng cách cũng sẽ dễ bị mắc bệnh phụ khoa tái đi tái lại nhiều lần, gây viêm lan lên phần phụ. Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: môi trường nước bị nhiễm khuẩn, đồ dùng vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không tuân thủ nguyên tắc quan hệ 1-1, quan hệ với những người nhiễm các bệnh truyền nhiễm…. Do rối loạn thần kinh chức năng kiểm soát bàng quang,. Ngoài ra nên lưu ý người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn bình thường.

Dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu nữ giới

Nữ giới bị viêm đường tiết niệu có những dấu hiệu điển hình sau:

Tiểu buốt


  • Khi đi tiểu tiện có cảm giác đau buốt, nóng rát. Có khi tiểu buốt, tiểu rắt hoặc tiểu ra máu, ra mủ: Do vi khuẩn tấn công gây viêm, nhiễm trùng đường tiểu, khi bị viêm loét nặng chúng có thể xuất hiện thành các mô viêm tấy, hóa mủ khi đi tiểu.
  • Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, nhưng mỗi lần đi tiểu thường tiểu rất ít.
  • Ở trực tràng luôn có cảm giác đầy, khó chịu
  • Thường xuyên đau lưng, đau dưới sườn, bụng ì ạch khó chịu, người nôn nao
  • Có biểu hiện sốt, có thể sốt nhẹ, hoặc sốt cao kéo dài thành từng cơn từ 2-4 ngày tùy thuộc từng đồng lực học của từng loại tác nhân gây viêm mà mức độ sốt khác nhau.
  • Trên đây là những biểu hiện và triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở nữ mà các bạn cần lưu ý để phát hiện sớm bệnh và có liệu pháp điều trị phù hợp.

Viêm đường tiết niệu nữ giới có tác hại gì?

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể bị sảy thai, sinh non.
  • Bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh ở phụ nữ.
  • Người bị viêm đường tiết niệu luôn trong tình trạng tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu nên khi quan hệ tình dục thường bị đau đớn, gây ảnh hưởng tới cảm xúc trong chuyện chăn gối.
  • Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm thận, bể thận cấp tính hay mạn tính.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn tới áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong.
  • Khi viêm đường tiết niệu trở thành bệnh lý mạn tính thì hậu quả tất yếu là dẫn tới suy thận mạn tính

>>Bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí tại đây!

Cách điều trị viêm đường tiết niệu nữ hiệu quả

Điều trị viêm đường tiết niệu bao gồm diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, loại trừ các yếu tố làm tăng nguy cơ phát bệnh. Trong quá trình điều trị, các triệu chứng của bệnh sẽ hết sau ít ngày điều trị hoặc phải dùng kháng sinh nhiều ngày. Những trường hợp bị viêm đường tiết niệu do nhiễm trùng qua đường tình dục cần điều trị bằng cách uống kháng sinh sau mỗi lần quan hệ.

Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng thì họ được khuyên nên vào bệnh viện điều trị và dùng kháng sinh đường tĩnh mạch. Nếu bệnh tái phát hoặc nhiễm trùng trở thành mạn tính thì bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa thận theo dõi để tìm và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, giảm nguy cơ dẫn tới biến chứng suy thận.

Đặc biệt, viêm đường tiết niệu ở nữ rất dễ tái phát. Vì thế mà những bệnh nhân bị viêm tiết niệu tái phát thường xuyên (trên 2 lần/tháng) nên sử dụng kháng sinh dự phòng liều thấp theo chỉ định của bác sĩ trong nhiều tháng hoặc có thể sử dụng ngắt quãng (dùng 1 tuần nghỉ 1 tuần rồi dùng lại), uống trước khi đi ngủ hoặc sau khi giao hợp. Ngoài ra, với trường hợp viêm bàng quang tái phát, chị em phụ nữ có thể dùng vắc xin (chiết xuất của E. Coli): uống 1 viên/ngày trong 3 tháng rồi cứ 3 tháng uống nhắc lại 30 ngày trong 1 năm. Liệu pháp này giúp giảm rõ rệt số lần tái phát và mức độ nặng của mỗi đợt viêm bàng quang. Đồng thời, bạn cũng có thể uống nước râu ngô, bông mã đề thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

>> Xem thêm: [Tổng quan] Viêm đường tiết niệu nam: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh hiệu quả 

Như vậy, tùy vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những phương án điều trị viêm đường tiết niệu nữ  hiệu quả cho từng người. Dưới đây là 3 cách chữa phổ biến:

Phương pháp nội khoa

Với cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ bằng phương pháp nội khoa, người bệnh sử dụng kháng sinh tiêu viêm nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Phương pháp nội khoa điều trị viêm đường tiết niệu


Phương pháp này sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nữ và có thời gian điều trị ngắn. Tuy nhiên, người bệnh khi thực hiện theo phương pháp này cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, uống đúng và đủ liều, không bỏ dở giữa chừng. Nếu không bệnh sẽ không được điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao.

Phương pháp vật lý trị liệu

Dựa trên nguyên lý hấp thụ nhiệt giúp tiêu viêm, tiêu diệt mầm. Chính vì vậy, nhiều người sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để chữa viêm đường tiết niệu ở nữ.

Ngoài việc giúp tiêu viêm, phương pháp này còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể và giúp tái tạo tế bào mới.

Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sử dụng máy sóng ngắn để loại bỏ mầm bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng phương pháp Đông Y

Phương pháp Đông Y có thể giúp người mắc bệnh viêm đường tiết niệu thanh lọc cơ thể và điều trị hiệu quả những dấu hiệu của căn bệnh bằng các thảo dược thiên nhiên.

  • Bài thuốc 1: Chị em phụ nữ có thể sắc 15 gram hoa mào gà, 10 gram biển súc, 8 gram thài lài tía 8g, 8 gram rễ cỏ tranh, cùng 15 gram rau má và 10 gram râu ngô 10g. Sử dụng trong 5-7 ngày liên tục.
  • Bài thuốc 2: Đun hạt ích mẫu, chè mỗi thứ 6-9g với 600ml, uống ngày hai thang vào lúc đói sẽ giúp thanh nhiệt, thông lâm, trị tiểu đục, tiểu ra máu, tiết dắt và nóng buốt.
  • Bài thuốc 3: Hải kim sa, cỏ seo gà, dây mướp đắng vào đun sôi tầm 20-30 phút. Cho chè vào tiếp tục đun sôi hai phút nữa. Ngày uống một thang. Bài thuốc này giúp thanh nhiệt lợi thấp và giải độc, chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả.

>> Xem thêm: Tìm hiểu viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh

Cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu nữ đơn giản

Để phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu, nữ giới nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý:

Uống nhiều nước: Cách phòng tránh viêm đừng tiết niệu hiệu quả


  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là trước khi giao hợp.
  • Tránh sử dụng các chất dễ gây kích thích niệu đạo như: ngâm tắm trong bồn tắm pha xà phòng, dùng chất khử mùi tại chỗ,... Thay vào đó, bạn nên tắm dưới vòi hoa sen.
  • Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu tống xuất các vi khuẩn khỏi đường tiểu.
  • Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
  • Khi đi đại tiện nên lau hậu môn từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào lỗ niệu đạo.
  • Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như các loại hoa quả có múi để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.
  • Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh hoạt tình dục thường xuyên bị viêm đường tiết niệu nên xem lại tư thế giao hợp để tránh các tư thế tác động nhiều tới lỗ niệu đạo.
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu vì việc này sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Không chỉ vậy, nhịn tiểu còn làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang.
  • Khi đi tiểu nên đi từ từ, không quá sức để tránh ảnh hưởng tới xương chậu.
  • Điều trị loại bỏ các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu như u phì đại tuyến tiền liệt, sỏi đường tiết niệu.
  • Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu bí, nóng.

Viêm đường tiết niệu nữ không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, chị em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, điều trị.




Các tìm kiếm liên quan đến viêm đường tiết niệu nữ

viêm đường tiết niệu nữ có nguy hiểm không

viêm đường tiết niệu nam

viêm đường tiết niệu là gì

hình ảnh viêm đường tiết niệu

cách điều trị viêm đường tiết niệu

cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà

chữa viêm đường tiết niệu đơn giản

viêm đường tiết niệu nên ăn gì